Thứ Ba, 28 tháng 2, 2017

Đa số các mẹ đều mắc phải lỗi này khi tắm nắng cho con

Nhiều mẹ thường phạm phải sai lầm trong việc tắm nắng cho trẻ vừa gây hại cho con, vừa khiến việc tắm nắng trở nên vô ích.
Tất cả các mẹ đều muốn con mình được cứng cáp, khỏe mạnh thường dùng phương pháp tắm nắng để con hấp thụ những loại vitamin D,E,...cần thiết cho việc hấp thu canxi ở bé. Tuy nhiên không phải tắm nắng cho con như thế nào cũng được, các mẹ cần lưu ý để tránh mắc những lỗi này khi tắm nắng cho con nhé.



-         Tắm nắng cho trẻ quá sớm

Nhiều bà mẹ trẻ vì cứ nghĩ rẳng việc tắm nắng cho trẻ là rất hữu ích vì vậy đã cho các con tắm nắng quá sớm, có khi chỉ mới lọt lòng vài ngày đã cho ra tắm nắng.
Đây là một việc làm hết sức sai lầm vì ngay sau tuần đầu khi sinh là thời gian dành cho trẻ thích nghi với môi trường sống bên ngoài có rất nhiều điều khác lạ, thay đổi so với khi còn nằm trong bụng mẹ. Do đó nêú cho trẻ tắm nắng quá sớm bé sẽ khó thích nghi với môi trường mới, ảnh hưởng tới sức đề kháng, hệ miễn dịch tự nhiên của bé.
Song bên cạnh đó, lúc này làn da của bé còn rất non nớt nếu tiếp xúc với ánh nắng dễ gây dị ứng, viêm da, bỏng ra và thậm chí có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bé. Chính vì vậy mà các mẹ chỉ nên cho trẻ tắm nắng từ khoảng 1 tuần- 10 ngày tuổi là hợp lý nhất nhé.

Tắm nắng cho bé quá lâu

Có nhiều mẹ nghĩ rằng càng tắm nắng cho bé càng lâu bé càng cứng cáp, nhưng điều đó là sai lầm hoàn toàn. Tắm nắng cho trẻ tuy rất tốt nhưng nó chỉ thực sự tốt và phát huy tác dụng khi được thực hiện đúng cách, đúng thời điểm và đúng liều lượng.
Mỗi tuần bạn chỉ cần tắm nắng cho trẻ khoảng 2 tiếng chia đều cho mỗi ngày, mỗi ngày chỉ chừng từ 15-20 phút là được. Tuy nhiên trong thời gian đầu do con chưa thích nghi ngay được với môi trường mới nên các mẹ chỉ nên cho con tắm nắng trong vài phút rồi tăng dần thời lượng từng chút một để bé có thể thích nghi và hấp thụ tốt hơn.

Khi trẻ bắt đầu được 3 tháng tuổi trở đi, mẹ có thể tắm nắng cho con tối đa 30 phút mỗi ngày.

Thời gian tắm nắng không phù hợp



Việc xác định đúng thời gian tắm nắng cho trẻ cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng, nếu ánh nắng quá gay gắt sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của các bé và gây tổn thương tới làn da còn non nớt của trẻ.
Tốt nhất vào mùa hè các mẹ nên tắm nắng cho bé trước 7h sáng vì lúc này ánh sáng mặt trời khá dịu dàng, không khí trong lành rất tốt cho sức khỏe của bé. Vào mùa đông các mẹ có thể tắm nắng cho bé từ khung giờ 7-9h sáng và tuyệt đối không nên tắm nắng cho trẻ trong thời gian từ 9-4h chiều bởi lúc này ánh nắng khá gay gắt và có chứa những tia khá độc.

Tắm nắng cho con qua khung cửa kính

Nhiều bà mẹ sợ khi cho trẻ ra ngoài sẽ gặp phải khói bụi, ô nhiễm nên đã thực hiện tắm nắng cho con qua khung cửa kính mà không biết rằng làm như thế da dẻ sẽ không được tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, việc tắm nắng ấy cũng không có tác dụng gì.
Hãy để trẻ được tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời ở những vùng da cần tắm nắng với những điều kiện, địa điểm tắm nắng cần phải đảm bảo thông thoáng, sạch sẽ và không khí trong lành, không có gió lùa nhé!

Cởi hết áo quần khi tắm nắng cho con



Để cho toàn bộ cơ thể, làn da con được tiếp xúc với ánh nắng không có nghĩa là bé sẽ được hấp thụ toàn bộ những vitamin cần thiết từ ánh nắng vào cơ thể.

Việc tắm nắng cho trẻ cần thực hiện lần lượt trên từng vùng da nhất định, trước hết nên tắm nắng bàn chân, cổ chân, sau đó đến lưng trước, lưng sau, tiếp đến là bắp chân, đùi, ngực, tay, cổ,…chứ không nên cởi hết áo quần của trẻ.

Chính vì vậy để đảm bảo an toàn, khi tắm nắng, bạn chỉ cần cho trẻ mặc áo quần thông thoáng nhé đồng thời không nên để ánh nắng mặt trời chiếu thắng vào đầu, mắt, mặt của trẻ bởi nó sẽ gây ra những tổn thương nhất định đến những bộ phận nhạy cảm này.

Bé nào cũng có thể tắm nắng


Việc tắm nắng cho trẻ tuy tốt nhưng không phải trẻ nào cũng có thể tắm nắng. Với những trẻ bị eczema, dị ứng da, viêm nhiễm da hay những trẻ đang dùng thuốc kháng sinh nhóm quinolon… thì tuyệt đối không nên cho trẻ tắm nắng bởi nó sẽ khiến bệnh thêm trầm trọng và giảm hẳn tác dụng điều trị của thuốc.

Thứ Hai, 27 tháng 2, 2017

Kinh nghiệm mua sắm đồ sơ sinh TIẾT KIỆM từ mẹ Moon

Chào các mẹ hiện em đang mang bầu ở tháng thứ 8, với mình người phụ nữ mang thai lần đầu cảm giác rất thú vị, hạnh phúc. Mỗi ngày trải qua được chứng kiến, cảm nhận sự thay đổi của cơ thể và cảm giác con lớn lên từng ngày trong người. Đặc biệt là khoảnh khắc được mua sắm đồ sơ sinh cho con, tự tay lựa chọn những món đồ cho con thật là tuyệt vời làm sao.




Khoảng giữa tháng thứ 8 mình bắt đầu rậm rịch đi mua sắm đồ sơ sinh cho con vì nghe phụ nữ mang thai lần đầu thường sinh sớm. Mình bắt đầu lượn lờ những siêu thị chuyên đồ cho bé, mình bị choáng ngợp bởi tất cả các đồ ở đây, cái nào cũng xinh xắn cả.
Cuối cùng mình quyết định thấy cái gì mình thích mà nghĩ là sẽ dùng cho con là mình mua hết cả. Bỏ qua tất cả những ý kiến tham khảo, hướng dẫn trên mạng của các mẹ vì mình luôn cho rằng mình cần cái gì thì trẻ cần cái đó. Cuối cùng mình thấy quá nhiều thứ lại lộn xộn quá, thậm chí mình còn không biết thừa thiếu ra sao.
Về sau em đành mang cả danh sách liệt kê đến tham khảo các chị cùng phòng ở công ty, những bà chị có con rồi nhìn thấy list đồ của mình cười sặc sụa chỉ vì list đồ của mình có thể dùng cho 3 đứa trẻ tới 2 năm cũng không hết. Nghe các chị hướng dẫn mình mới nhận ra rằng đáng lẽ mình phải hỏi han từ lâu rồi mới phải.





Cuối cùng thì em cũng được các chị hướng dẫn cách mua sắm đồ sơ sinh “siêu tiết kiệm” như sau:

  • -         Quần áo sơ sinh: Em xin được một ít đồ vẫn còn đùng được của các mẹ đi trước không còn dùng tới và chỉ mua thêm khoảng 5 chiếc áo và 10 chiếc quần bằng chất liệu cotton thấm hút mồ hôi tốt để bé không bị nóng. Các mẹ cũng nên lưu ý chọn những loại có đường may lộn ra ngoài để tránh đè vào da con khi mặc.
  • -         Mũ thóp, bao tay, bao chân: mỗi loại vài đôi
  • -         Gối nằm: 2 chiếc, một bộ chặn bằng vỏ đỗ, băng rốn, rơ lưỡi
  • -         Bình sữa, dụng cụ cọ rửa và vệ sinh bình sữa
  • -         Dầu gội, sữa tắm, phấn thơm, kem chống hăm, nước muối sinh lý, nhiệt kế,…
  • -         Tăm bông, khăn sữa, khăn xô tắm, khăn bông, chậu tắm, chậu rửa mặt, chậu vệ sinh, màn chụp.
  • -         Mình nghe các chị tư vấn nên dùng tã dán cho con và mặc quần luôn cho bé, và mặt hàng này thì các mẹ không cần mua dự trữ quá nhiều có thể dùng hết rồi lại mua tiếp cũng được.
  • -         Hộp sữa công thức nhỏ cho bé để cho bé ăn lúc mới sinh vì có thể mẹ vẫn chưa có sữa ngay hoặc chưa có nhiều sữa cho bé ăn.
  •  


  • Sau khi mua xong những vật dụng này mình ngồi nhẩm lại thì thấy tương đối đầy đủ và thấy đây là một kinh nghiệm mua sắm đồ sơ sinh quý báu, tiết kiệm nhất muốn chia sẻ cùng các mẹ. Hy vọng với những thông tin, đúc rút từ bản thân mình các mẹ có thể nhìn thấy được những bài học hữu ích cho việc sắm đồ sơ sinh cho con TIẾT KIỆM mà ĐẦY ĐỦ nhất! Chúc các mẹ luôn luôn khỏe mạnh.

Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2017

Cho con ăn 1 gói bim bim mẹ sẽ phải " trả giá " những điều này

Hầu hết các loại bim bim, snack đều được chế biến công nghiệp ở nhiệt độ cao nên có lượng chất béo transfat cao, tiềm ân nguy cơ gây nênbệnh tim mạch, thậm chí về lâu dài dẫn đến ung thư.

Chỉ với một gói bim bim mẹ cho con ăn, đằng sau đó đã xuất hiện hàng loạt các nguy cơ mắc những căn bệnh nguy hiểm không mong muốn.




 Nguy cơ trẻ bị ung thư:

Theo một báo cáo khoa học của Ủy ban các tiêu chuẩn thực phẩm Anh, mức acrylamide tăng cao trong bim bim khoai tây chiên tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư. Chất độc nguy hiểm này được sản sinh khi các loại bột dẻo, bột mì nguyên liệu làm bim bim được làm nóng ở nhiệt độ trên 120 độ C.

Acrylamide khi đi vào cơ thể và hấp thu qua dạ dày sẽ phân tán tới mọi cơ quan nội tạng. Quá trình chuyển hóa này sẽ sản sinh ra glycidamide, có khả năng hình thành khối u ung thư hoặc gây đột biến gen. Chất acrylamide còn được cho là nguyên nhân gây ung thư gan, ung thư thận, ung thư phổi.

Nhất là đối với trẻ nhỏ, sức đề kháng chưa cao, hơn nữa, trẻ nhỏ lại chưa thể nhận biết được những nguy hiểm tiềm tàng đằng sau mỗi miếng bim bim thơm ngon mà chúng đưa vào miệng nên tốt nhất mẹ cần hạn chế tối đa việc cho con ăn bim bim ngay từ khi bé.

Dễ mắc bệnh tim mạch, béo phì:



Nếu trẻ được ăn mỗi ngày 1 gói bim bim thì mỗi năm sẽ hấp thụ đến 5 lít dầu vào cơ thể. Như vậy, hàm lượng chất béo có hại này, cùng với lượng đường, muối, chất phụ gia có trong tim có thể khiến trẻ bị béo phì, mắc bệnh tim mạch, nhất là khi bước vào độ tuổi dậy thì.

Bệnh về đường tiêu hóa

Hàm lượng chất béo cùng tinh bột chiên rán có trong bim bim là nguyên nhân khiến trẻ luôn đầy bụng, chán ăn, dẫn tới rối loạn tiêu hóa, thừa chất béo nhưng lại thiếu các chất dinh dưỡng, các loại vitamin có lợi cho sức khỏe.

Các thức ăn giàu đạm, béo, chất bột chỉ nên chế biến ở nhiệt độ phù hợp, nếu ở nhiệt độ cao sẽ làm mất đi các chất có lợi cho sức khỏe ví dụ như vitamin C, B1. Trong khi đó, bim bim lại được chiên rán ở nhiệt độ cao để đảm bảo độ giòn, thơm. Nhiều người không biết rằng những phần giòn, thơm và vàng nhất chính là nơi có lượng acrylamide cao nhất.

Một số loại bim bim kém chất lượng, có nguồn gốc không rõ ràng, càng trở nên độc hại do quá trình chiên bằng mỡ động vật hoặc dầu tái sử dụng đã sản sinh chất độc và các chất sinh hóa gây hại cho cơ thể.

Cơ thể mệt mỏi, kém tập trung:



Theo các nhà khoa học, chất acrylamide có trong bim bim không chỉ có khả năng gây ung thư mà còn là tác nhân khiến cơ thể mỏi mệt, kém tập trung, thậm chí gây ra chứng buồn nôn, đổ mồ hôi nhiều, đi tiểu không kiểm soát, đau nhức cơ...

Không những vậy, các nghiên cứu còn cho thấy chất này có thể gây tác hại đối với hệ sinh dục nam, hệ thần kinh, với thai nhi và trẻ sơ sinh.

Hướng dẫn mẹ cách làm món ăn vặt vừa ngon vừa tốt cho con

Để đảm bảo con được phát triển khỏe mạnh, tốt nhất mẹ nên cho con ăn những loại đồ ăn tươi, lành mạnh, hạn chế cho bé sử dụng đồ ăn nhanh và nhất là dù con có thích đến mấy đi chăng nữa, với bim bim, mệ nên hạn chế tối đa cho con.

Nguồn: eva.vn

Chủ Nhật, 19 tháng 2, 2017

Chuẩn bị đồ sơ sinh cho bé- Bà bầu cần biết những gì?

Chuẩn bị đồ sơ sinh cho bé là công việc mà trước khi vượt cạn mà mẹ bầu nào cũng cần làm, phải lên danh sách những món đồ sơ sinh cho bé thật kỹ lưỡng, tỉ mỉ để cho quá trình sinh nở thành công. Vậy cần lựa chọn những gì cho bé yêu  để giúp mẹ bầu đỡ bỡ ngỡ, lúng túng khi chào đón con yêu ra đời. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm thật nhiều thông tin giúp ích cho mẹ nhé!
Trước thời điểm đi sinh, mẹ bầu có khá nhiều việc cần phải làm mà chuẩn bị đồ sơ sinh cho bé và mẹ là một việc vô cùng quan trọng. Có rất nhiều đồ dùng khác nhau mà các mẹ bầu cần phải chuẩn bị trước khi sinh để quá trình vượt cạn diễn ra thuận lợi và bạn cũng không cần phải quá lo lắng hay lúng túng.




1, Chuẩn bị đồ sơ sinh cho bé
+ Đồ vải:
  • Áo sơ sinh cho bé: bạn nên chuẩn bị tối thiểu là 1o áo size nhỏ và 10 áo size lớn
  • Tã vải dán 2 bên cho bé: 10 size bé nhất và 10 size tiếp theo, ngoài ra các bạn cần chuẩn bị miếng tã lót để dán vào tã vải: chừng một gói newborn 1 thôi vì em bé mau lớn không cần mua nhiều và một vài gói newborn 2 ( hết rồi mua tiếp).
  • Tã bỉm: phòng khi ra ngoài hay đi tiêm phòng cho bé chừng 2 gói
  • Mũ cho trẻ sơ sinh: 5 chiếc
  • Khăn ủ ấm cho bé để quán người em bé, lau khô cho  bé sau khi tắm,...Với khăn lau khô cho bé sau khi tắm các bạn có thể chọn những loại khăn xô, vải mềm, ít ma xát vì đây là thời điểm da bé còn non, dễ bị tổn thương.
  • Bao tay, bao chân: 10 đôi
  • Khăn sữa nhỏ, mềm: 20 cái nhỏ, 30 cái lớn dùng cho bé sau khi bú hoặc lau người cho bé...
  • Khăn lót mông bé khi nằm (1 lớp khăn dính liền 1 lớp nilong không thấm): loại dài hình chữ nhật/hình vuông lớn: hơn 15 cái
  • Yếm che ngực cho bé khi đi ngủ: 10 chiếc
  • Áo khoác dài tay bằng vải cotton gắn liền mũ: dùng để khoác cho bé khi đi ra ngoài, tiêm phòng


Việc chuẩn bị đồ sơ sinh cho bé các mẹ bầu có thể thực hiện từ khi bắt đầu mang thai cho tới ngày sinh.
2, Dụng cụ ăn uống
  • Một trong những món đồ sơ sinh cần thiết cho bé đó là 01 bình sữa mini và núm cao su mềm cho bé bú trong những ngày đầu chưa có sữa mẹ, sau đó làm bình cho bé uống nước.
  • 01 Bình sữa thủy tinh, cổ to sau này kết hợp làm ly pha bột cho bé.
  • Ngoài ra các mẹ cần chuẩn bị cho bé 01 hộp sữa bột cho bé từ 0 tháng tuổi khi sữa mẹ chưa về kịp
  • Ly và thìa dành cho bé uống nước
  • Bình thủy tinh hoặc bình giữ nhiệt để pha nước ấm cho bé và mẹ uống
3, Dụng cụ vệ sinh
  • Cọ rửa bình sữa các bạn không nên lựa chọn loại có lõi kim loại vì có thể rỉ sét, không mua loại có gắn mút ở đầu vì hay bị rách, rơi mút ra thì khó bị lau chùi đáy bình sữa.
  • Chậu tắm cho em bé, có lỗ thoát nước ở phía dưới, đồ đỡ gác vào chậu tắm để tắm cho bé
  • Chậu tròn + gáo múc nước
  • Chậu tròn nhỏ để rửa mặt cho bé
  • Chậu đựng đồ dơ để giặt
  • Rơ lưỡi: 40 chiếc ( Khi con hơn 18 tháng, bác sĩ vẫn khuyên nên tiếp tục rơ lưỡi cho bé để hạn chế viêm họng )
  • Gạc băng rốn: 10 cái ( Khoảng 2 hộp)
  • Khăn giấy ướt: chừng khoảng 2 hộp
  • Tăm bông ngoáy tai cho bé: Lau nhẹ phía ngoài lỗ tai + vành tai sau khi tắm
  • Tăm bông tiệt trùng để lau cồn vào rốn cho bé sau khi tắm
  • Nước muối nhỏ mắt, nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh: 10 lọ
  • 01 bình xịt nước biển để xịt cho bé hơn 3 tháng dùng khi sổ mũi hoặc khi đi ra ngoài về
  • Ống hút mũi: loại có 2 đầu dài, 1 đầu để vào lỗ mũi của bé, 1 đầu cho mẹ hút
  • Nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ cho con khi thấy nghi ngờ nóng sốt hay theo dõi sau khi đi tiêm về.
  • Cồn 70 độ, lau rốn sau khi tắm lúc rốn chưa rụng
  • Thuốc Povidine: thuốc sát trùng, bôi vào rốn khi chưa rụng, thỉnh thoảng khi con bị nổi ít hạt rôm ở mông, mình cũng bôi một vài lần để tránh việc vết rôm vỡ ra gây nhiễm trùng.
  • Kem chống hăm (không nên dùng phấn rôm): tốt nhất là chỉ dùng miếng lót cho bé 1-2 tháng đầu, sau đó tập xi tè cho bé+giảm dần miếng lót
  • Dầu khuynh diệp/hoặc dầu chàm: nếu em bé ra khỏi nhà, khi về trước khi ngủ nên bôi 1 ít vào lòng bàn chân để tránh bị cảm gió (không được bôi dầu gió cho bé vì nóng rát da)
  • Dầu gội+ tắm cho bé
  • Dầu baby oil: 1 chai nhỏ (dùng khi em bé bị cứt trâu trên đầu)
  • Bô cho bé, nên lựa loại có lưng tựa, bô thấp vừa, tập ngồi bô khi bé biết ngồi



Trên đây là tất cả những món đồ sơ sinh cho bé mà các bạn cần chuẩn bị cho con yêu trước khi sinh, hy vọng với những thông tin này sẽ phần nào giúp ích được cho các mẹ bầu vượt cạn thành công. Chúc các mẹ luôn khỏe mạnh!